Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan hài

Cách trồng hoa lan hài
Ảnh: internet
Ở việt Nam chúng ta có khoảng 10 giống lan hài, sở dĩ gọi là lan hài bởi hình dáng của những bông hoa này có chút giống với những đôi hài, nên ở việt Nam gọi là lan hài. Hoa phong lan thì loài nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó, lan hài cũng không ngoại lệ. Bên cạnh các giống lan khác thì lan hài cũng là loài được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy nếu muốn nhân giống lan này thì kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hài ra sao, mời các bạn cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu nhé.


1. Nhiệt độ
- Lan hài gồm có 2 nhóm chính là nhóm có lá màu xanh và nhóm có lá vằn, mỗi nhóm lại thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau.
+ Nhóm lan hài có lá màu xanh thì thích sống ở nơi có nhiệt độ từ lạnh đến trung bình, ban đêm là từ 13 - 16 độ C, ban ngày là 18- 24 độ C.
+ Nhóm lan hài có lá vằn lại thích nghi với điều kiện nhiệt độ từ trung bình đến ấm với nhiệt độ ban đêm từ 16- 18 độ C, ban ngày từ 21- 25 độ C
- Ngoài ra lan nữ hài cũng chia làm 2 loại thích nghi với 2 loại nhiệt độ khác nhau.
+ Lan nữ hài ấm có lốm đốm thì thích hợp với nhiệt độ ban ngày là 85 độ F (29,4 độ C), còn ban đêm là 60 độ F (15,6 độ C)
+ Loại lan nữ hài lạnh lá xanh không có đốm thì nhiệt độ thích hợp cho ban ngày là 80 độ F (26,7 độ C), còn ban đêm là dưới 60 độ F

cách chăm sóc hoa lan hài
Ảnh: internet
+ Ở Califrnia thì 2 loại lan nữ hài này đều có thể trồng ở cùng một nhiệt độ, mùa đông  có thể chịu được nhiệt độ 40 độ F (4,4 độ C) miễn sao không khí không bị đóng băng và nước không đọng trên lá là được, còn mùa hè khi nhiệt độ lên tới trên 90 độ F (35 độ C) thì cần tăng độ ẩm và thoáng gió cho lan.
2. Ánh sáng
- Lan hài không cần nhiều ánh sáng, chỉ cần để ở cạnh của xổ trong nhà hay chiếu sáng từ 4 chiếc đèn ống là đủ ánh sáng để lan hài phát triển tốt.
- Nếu chiếu quá nhiều ánh sáng cho lan hài thì sẽ gây ra vàng lá, cháy lá
- Nếu ánh sáng không đủ thì cây sẽ không ra hoa

3. Nước tưới
- Cần đảm bảo cho lan hài luôn có đủ độ ẩm để phát triển, nhưng cũng không được để úng nước dẫn đến thối rễ.
- Cần phải tưới quanh năm cho cây, vào mùa hè thì 5- 7 ngày tưới nước 1 lần, còn vào mùa đông thì cứ 1 tuần tưới nước 1 lần.
- Khi tưới nước thì tưới từ miệng chậu trở xuống.
- Nên dùng nước mua sạch tưới là tốt nhất, nếu không thì có thể tưới bằng nước máy lọc.

4. Bón phân
- Phân bón phải được pha thật loãng trước khi bón cho lan hài, và phải bón phân thường xuyên cho lan.
- Vào mùa xuân hè thì cứ 2 tuần thì bón phân 1 lần, vào mùa thu đông thì 4 tuần bón phân 1 lần
- Sử dụng phân 30 -10- 10 pha thật loãng 1/4 thìa cafe gạt 1lần/tuần vào mùa hè và 1lần/tháng vào mùa đông.
- Thường xuyên xả nước mỗi tháng 1 lần để tránh muối đọn ở chậu.

Cách chăm sóc hoa lan hài
Ảnh: internet
5. Độ ẩm
- Lan hài rất cần có độ ẩm không khí và độ lưu thông tốt, nhất là vào mùa hè, vì nó giúp cho giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh, và giữ cho cây không bị khô quá nhanh.
- Có thể tăng độ ẩm cho cây bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi với độ ẩm 50% là  đẹp nhất
- Ở trong nhà thì nên đặt khay hoặc đĩa nước để đá hoặc gỗ ở trong để tránh cho chậu bị ngâm trực tiếp trong nước.

Xem thêm: Cách chăm sóc lan hài

6. Cắt tỉa
- Sau khi hoa tàn hết thì cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh cây đi.

7. Thay chậu
- Lan hài không phải chịu ảnh hưởng gì từ việc thay chậu.
- Các giống lan hài ngoại thường phải thay chậu hàng năm, 
- có thể thay chậu vào bất cứ lúc nào cũng được kể cả khi cây đang ra nụ miễn là cẩn thận không làm gãy nụ, nhưng tốt nhất là thay chậu vào mùa xuân.
- Sau khi hoa tàn thì tiến hành thay chậu, tách nhánh vào mùa xuân.
- Chỉ cần dùng chậu vừa đủ để cho cây phát triển trong 1 năm, vì 1 năm thay chậu 1 lần, nếu dùng chậu quá to thì cây sẽ phát triển tong chậu.
- Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu, và một cây lớn có thể ra nhiều nhánh con.
- Nhưng việc chia tách cũng có ảnh hưởng tốt cho việc tái sinh cây già.

* Tuy nhiên có những trường  hợp cây lan của bạn rất tươi tốt  nhưng lại không ra hoa. Khi cây yếu hoặc bị úng nước thì cũng khó mà ra hoa được. Những trường hợp như vậy cần phải thay chậu ngay lập tức bất kể vào thời điểm nào. 
- từ 1 - 2 năm thay chậu 1 lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục thì cũng phải thay chậu ngay. Trộn vỏ cây theo tỷ lệ sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8" --------------  6 phần
Vỏ dừa nhỏ 1/4"    --------------  2 phần
Than nhỏ 1/8-1/4" --------------  1 phần
Đá bọt Perlite        --------------- 1 phần

Gỗ thông đỏ          --------------- 1 phần
- Để việc thay chậu được dễ dàng thì đêm chậu cây ngâm vào trong nước trong vòng 15 phút cho dễ cây không còn dính với chậu, và tơi ra. Tách 3 -5 nhánh là được. Nếu tách ít thì cây vẫn sống được nhưng sẽ không ra được hoa. Sau khi tách nhánh xong thì đem trồng vào giữa chậu và vùi sâu tầm 1,27cm. Không nên trồng trong chậu quá lớn, cũng không nên vùi sâu quá sẽ làm thối lá.

8. Kỹ thuật thay chậu
- Trước tiên phải tháo cây ra khỏi chậu cũ kiểm tra xem tình trạng của rễ, rũ bỏ hết chất trồng cũ. Nếu rễ vẫn đang trong tình trọng phát triển tốt, chắc khỏe thì phải dùng chậu lớn để đảm bảo sự phát triển của cây trong năm tới.
- Nếu như dùng vỏ cây để trồng lan thì trước khi thay chậu 1 ngày hoặc hơn bạn nên ngâm vỏ cây trước.
- Dùng chậu phù hợp với dự kiến để đảm bảo cho sự phát triển của cây trong năm tới.
- Khi trồng thì rải phân hữu cơ xung quanh rễ để hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh.
- Trong quá trình thay chậu luôn đảm bảo an toàn cho rễ cây, không làm đứt gãy rễ vì rễ rất mỏng.
- Sau khi thay chậu được 10 ngày thì tưới nước cho cây, không được để cho chất trồng bị khô hoàn toàn, sau đó thì tiến hành tưới nước bình thường.

9. Tách cây
- Có thể kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi để chia tách cho cây.
- Khi tách thì tách sao cho mỗi khóm có khoảng 2 - 3 thân là được.
- Tách cây sao cho mỗi khóm có chứa 1 cây tơ và 1 cây ra hoa.

10. Phòng ngừa sâu bệnh
- Để đảm bảo cho sự phát triển tốt của cây sau này thì nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để tách nhánh.
- Nếu có phát hiện bệnh thì đem rửa chúng trong nước xà phòng, nếu không thì cần dùng các thuốc bảo vệ thực vất là làm theo hướng dẫn sử dụng.


* Lưu ý: để đảm bảo cho cây không bị ảnh hưởng của sâu bệnh, nên để cây tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa và các nguồn nhiệt khác.
- Nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng phát triển tốt là luôn giữ cho cây ở trong điều kiện mát mẻ.
- Nếu phát hiện thấy lá mềm có thể là dấu hiệu của quá nóng hoặc thiếu nước, lúc này đem cây ra chỗ mát và tưới nước cho cây.
- Tốt nhất nên mua hoa lan từ những nhà cung cấp có uy tín, chọn cây khỏe mạnh, và hông mắc sâu bệnh.
- Nếu như mua cây đang có hoa thì kiểm tra độ hư hại của hoa bằng chạm nhẹ tay vào môi của hoa, nếu môi mềm và có vết là dấu hiệu của hoa sáp tàn.

Trên đây là tất tần tật về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan hài, hy vọng rằng nó giúp ích được nhiều cho các bạn. chúc tất cả các bạn trồng được những chậu lan hài đẹp.

Xem thêm: 
Kỹ thuật chăm sóc lan kiếm rừng

Nhận xét

  1. Mình cũng đang tập tành kinh doanh về hồ điệp hehe: https://hoalanhodiep.net

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc lan trầm tím nở hoa đúng dịp tết

CÁCH CHĂM SÓC LAN KIM ĐIỆP VÀNG

10 giống hoa lan bất thường trông giống mặt khỉ và các loài động vật khác