KỸ THUẬT TRỒNG LAN NGỌC ĐIỂM


Lan ngọc điểm
Ảnh: internet
 Lan Ngọc Điểm hay còn gọi là Lan Lưỡi Bò, Lan Đai Châu, Lan Me, Nghinh Xuân Lan là một loại lan rừng mọc nhiều ở Việt Nam, chúng phân bố nhiều ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt giáp biên giới với Lào và Campuchia. Mặc dù là loại lan mọc trên rừng nhưng Lan Ngọc Điểm lại rất thích hợp với khí hậu thành phố. Do đó, nếu bạn muốn đem loại lan này về thành phố trồng và nhân giống thì cũng dễ dàng chăm sóc. Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng Lan Ngọc Điểm một cách chi tiết nhất để các bạn có thể tham khảo.

Lan Ngọc Điểm có mùi hương thoang thoảng, thường nở hoa vào dịp tết cổ truyền,  rất có ý nghĩa trong giờ giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Nếu bạn muốn trồng giống lan này cho nở hoa chơi tết thì hãy tham khảo kỹ thuật trông lan ngọc điểm dưới đây.
Kỹ thuật trồng hoa phong lan
Ảnh: internet
1.  Nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước, mùa nghỉ
- Nhiệt độ: vì Lan Ngọc Điểm chịu được khí hậu nóng nên nhiệt độ thích hợp là 26- 30oc
- Độ ẩm: Lan Ngọc Điểm thích ẩm, độ ẩm càng cao rễ càng ohát triển, nhưng ngọc điểm cúng chịu được hạn khá tốt. Độ ẩm lý tưởng nhất cho ngọc điểm là 40- 70%, nhưng nên nhớ là lan phải được trồng trong giá thể thoáng và nó là cây độc trụ.
- Để làm giá thể thoáng thì chỉ cần cột chặt cât lan vào một cây tựa đặt vào chậu 3 cục than củi thật to là đủ, nếu không có than củi thì có thể đặt miếng ngói cong để thay thế. Các loại giỏ bằng gỗ, hay cả các thân cây sống hoặc chết thì đều trồng được ngọc điểm trên đó.
- Nước tưới:  Cũng bởi giá thể trồng ngọc điểm thoáng nên tưới nước cho ngọc điểm vào mùa mưa là 2lân/ngày, còn vào mùa khô thì 3lần/ngày, vào mùa nghỉ thì chỉ cần tưới nước 1lần/ngày
- Mùa nghỉ: thời gian từ khi hoa tàn kéo dài đến lúc rễ mới xuất hiện chính là mùa nghỉ của lan ngọc điểm.

2.  Ánh sáng
- Ngọc điểm chỉ ưa sáng 60 % vì chiếu ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho lam bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000- 20.000 1m/m2. Cúng không nên để cây lan ở trong điều kiện quá rợp sẽ dẫn đến cây tăng trưởng chậm, yếu ớt, rễ kém phát triển, khó ra hoa.
- Việc ra hoa của lan ngọc điểm phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày, chứ không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp. Do đó mà lan ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch.
3.  Phân bón
- Do lan ngọc điểm có 3 tháng mùa nghỉ từ tháng 2- 4, thời gian này chỉ tưới nước 1lần/ ngày, nên không cần phải cung cấp dinh dưỡng vào tháng 12.
- Thay phân 30- 10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 khi cây chớm nụ hoa
- Một tuần lễ trướ khi hoa nở đến khi hoa tàn thì lại thay phân có tỷ lệ kali cao để giúp cây có đủ sức chống đỡ trong mùa nghỉ.

4. Thay chậu và  nhân giống
- Đến đầu mùa mua tì tiến hành thay chậu cho lan ngọc điểm
- Cây vẫn có thể sống được nếu thay chậu trái mùa nhưng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

5.  Phòng từ sâu bệnh
- Do lan ngọc điểm là gống lan nội nên khả năng chống đỡ rất cao, nó có thể chống đỡ với hầu hết các loài sâu bệnh ở Việt Nam.
- Tuy nhiên, lan mới được mang từ rừng về nếu để ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm bỏng lá và đây là của ngõ của virut và vi khuẩn xâm nhập.

Lan Ngọc điểm là giống lanbản địa, khả năng chống chịu sâu bênh cao, phù hợp với khí hậu thành phố, cũng dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên nếu bạn có ý định trồng giống lan này thì cũng nên tham khảo kỹ thuật trồng lan ngọc điểm trước khi tiến hành. Chúc tất cả các bạn thành công.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng lan vũ nữ

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc lan trầm tím nở hoa đúng dịp tết

CÁCH CHĂM SÓC LAN KIM ĐIỆP VÀNG

10 giống hoa lan bất thường trông giống mặt khỉ và các loài động vật khác