KỸ THUẬT GHÉP CÂY LAN VÀO GỐC CÂY HIỆU QUẢ NHẤT

 Ngày nay, thay vì trồng lan trong chậu thì người ta lại thích ghép phong lan vào gốc cây, nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho cây phong  lan. Vậy kỹ thuật ghép lan vào gốc cây có đơn giản không. Mời tất cả các bạn cùng với Vtagri chúng tôi đi vào tìm hiểm kỹ thuật ghép cây lan vào gốc cây hiệu quả nhất nhé.

Kỹ thuật ghép lan vào gốc cây hiệu quả nhất cụ thể như sau: 

1. Lựa chọn gốc cây và gốc ghép

Lựa chọn cây lan để chuẩn bị ghép phải phù hợp với chiều cao và đường kính của của gốc cây được dùng để ghép. Có nhiều loại cây phổ biến mà người ta lựa chọn để ghép cây lan vào như:cây vú sữa, cây nhãn, táo,…Cây dùng để ghép lan to một chút, và ít cành, có thể cưa các cành nhỏ ghép vào gốc lớn giúp cho cây lan mang tính thẩm mỹ hơn.

Kỹ thuật ghép lan vào gốc cây
Ảnh: internet
Nên chọn những gốc cây đảm bảo được lâu mục lát để tránh làm hỏng rễ cây lan, không nên chọn những cây có khả năng tiết hóa vì sẽ hại đến cây hoa lan.. Muốn để chọn cây hoa phong lan có điều kiện để phát triển tốt nhất thì ta nên chọn những cây có bề mặt thô ráp, vỏ cây ít bị bông tróc.


2. Kỹ thuật ghép lan lên thân cây

Trước khi đem cây lan đi ghép vào gốc cây thì gốc lan phải được bó bằng xơ dừa dạng miếng lớn, có tác dụng giữ ẩm tốt giúp cây nhanh chóng bám rễ và phát triển tốt. Sau đó đặt hoa lan vào giá thể gốc cây, hay thớt tùy ý.

Kỹ thuật ghép lan vào gốc cây
Ảnh: internet
Để giúp cho cây lan có thể bám chắc vào gốc cây thì nên dùng dây kẽm buộc các cành nhánh của cây lan vào vào khung lưới sắt. Nếu như dùng giá thể dạng thớt thì nên đóng đinh, hoặc khoan lỗ rồi đóng mẫu đũa gỗ cho chặt rồi buộc lan vào que. Nếu ghép lan vào khúc gỗ thì dùng dây thít nhựa để giữ lan chặt. Nếu lan bi khô thì bỏ thêm xơ dừa gần thân sẽ làm tăng độ ẩm cho lan

Xem thêm: Kỹ thuật trồng địa lan

3. Kỹ thuật chăm sóc lan sau khi ghép gốc

Sau khi tiến hành ghép lan xong, thì đặt cây ở chỗ có bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, cây lan cần nắng nhưng ưa mát. Nếu trồng lan ở dạng  vườn thì  nên thiết kế giàn che bằng lưới nilon có lỗ để cây lan được quang hợp tốt. Nên tưới nước cho cây lan vào 2 thời điểm là trước bình minh, và sau hoàng hôn, lượng nước tưới vừa phải để không cây không bị úng.

Kỹ thuật ghép lan vào gốc cây
Ảnh; internet
Để làm tăng khả năng hấp thụ ncho bộ rễ thì bạn thường xuyên cắt bỏ những lá giaf, lá vàng úa, và rễ khô. Giai đoạn đầu sau khi vừa mới ghép cây xong thì không nên tưới bón phân NPK cho lan, mà chỉ nên tưới ước vo gạo, nước ngâm tro hoai hoặc rắc xỉ than sẽ giúp lan tươi lâu hơn, cho hoa đẹp và mùi hương đậm đà hơn.

Phương pháp ghép cây lan vào gốc cây hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng thực hiện kỹ thuật này các bạn nhớ cần phải tuân thủ theo những quy tắc mà chúng tôi vừa chia sẻ trên để cây lan có điều kiện phát triển tốt nhất. chúc các bạn ghép được những cây lan đẹp!

Xem thêm: Kỹ thuật trồng lan ngọc điểm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc lan trầm tím nở hoa đúng dịp tết

CÁCH CHĂM SÓC LAN KIM ĐIỆP VÀNG

10 giống hoa lan bất thường trông giống mặt khỉ và các loài động vật khác