Phong lan hay gặp phải những bệnh gì

Phong lan là loài hoa đẹp và được rất nhiều người yêu thích. Cũng giống như nhiều loài hoa khác phong lan cũng sẽ mắc phải một số bệnh, nếu không được phát hiện và phòng trống kịp thời sẽ dẫn đến hỏng cả vườn lan. Vậy phong lan thường gặp phải những bệnh gì, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu để có phòng ngừa kịp thời bảo vệ cho vườn lan.


Phong lan thường gặp phải những bệnh gì là câu hỏi mà rất nhiều nhà vườn và những người yêu thích lan luôn trăn trở. Để giải đáp được vấn đề này kỹ thuật trồng lan sẽ giới thiệu đến các bạn một số loaị  bệnh thường gặp ở hoa phong lan để các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Phong lan thường gặp những bệnh do nấm, do vi khuẩn, do virus
* Bệnh do nấm: Những cây lan mới được lấy từ rừng về và những loại lan còn non rất dễ mắc một số loại bệnh do nấm gây ra như:
- Đốm lá: nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerralla cingulata  là những loại nấm gây ra bệnh đốm lá.
+ Triệu chứng: Trên lá phong lan lúc đầu xuất hiện những chấm tròn màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Những chấm tròn này xuất hiện lúc đầu ít rồi lan dần ra hết lá, rồi lan sang các lá khác, các chấm tròn này khi đầu thì nhỏ, càng ngày kích thước càng to ra.
+ Nguyên nhân gây bệnh:  Có thể do tưới quá nhiều nước hoặc cây lan không thuát nước kịp làm cho độ ẩm quá cao dẫn đến nấm xuất hiện, cũng có thể do tưới phải loại phân mang mầm bệnh.
+ Cách phòng trống: Tưới nước vừa đủ cho lan, vào mùa mưa nên che chắn cho vườn lan cẩn thận, tránh bị ngập úng.
Cân đối tỉ lệ giữa phân vô cơ và phân hữu cơ sao cho hợp lý để tưới cho lan.
Chú ý theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời và có cách xử lý hiệu quả.
Khi lan đã bị bệnh thì cắt bỏ những lá bị nhiễm bệnh bỏ đi. Tiếp đến phun thuốc Topsin, Kitazin, Thiram, có thể dùng zineb nếu không có 2 loại trên (pha theo tỉ lệ 15 - 20g pha với 10l nước) mỗi tuần phu 1 lần, nếu bệnh nặng thì mỗi tuần phu 2 - 3 lần.
- Bệnh thối gốc và rễ cây lan: Câc loại nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi gây ra.
+ Triệu chứng: lá phong lan úa vàng, rễ chuyển sang màu nâu và mềm nhũn lại. Bệnh xuất hiện ở đỉnh của rễ sau đó lan dần đến gốc thân, cây chậm phát triển. Do thường trồng phong lan trong chậu nên rất khó phát hiện biểu hiện ở rễ cây, để phát hiện được hiện tượng ở rễ thì phải nhấc hẳn cây ra khỏi chậu để quan sát.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc lan trầm tím nở hoa đúng dịp tết

CÁCH CHĂM SÓC LAN KIM ĐIỆP VÀNG

10 giống hoa lan bất thường trông giống mặt khỉ và các loài động vật khác