CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐỊA LAN ĐƠN GIẢN NHẤT

Cách chăm sóc hoa địa lan
Ảnh: internet
Hoa địa lan là một trong số các loài  hoa được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay. Hoa của địa lan nở từ 45 đến 60 ngay mới tàn, bông hoa to đẹp và cao nhiều màu sắc khác nhau. Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng và chăm sóc địa lan đơn giản nhất.

Mỗi dịp tết đến xuân về thì các chợ hoa lại đông đúc chật kín người đi xem hoa, mua hoa về để trang trí nhà cửa, và địa lan luôn là loại hoa được nhiều người lựa chọn để mua về. Do đó mà có nhiều nhà vườn đã lựa chọn trồng giống hoa này để bán vào dịp tết, nhưng việc chăm sóc hoa địa lan cũng không phải đơn giản, nhất là muốn hoa nở theo ý muốn. Vì vậy trước khi trông địa lan các bạn có thể tham khảo về cách trồng và chăm sóc hoa địa lan đơn giản nhất, để trồng được những chậu lan đẹp theo ý muốn.

1. Chuẩn bị cho vườn lan nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí

- Ánh sáng: ánh sáng thích hợp cho địa lan phát triển là 50% - 70%, dùng lưới để tre, hoặc bóng cây.

- Nhiệt độ: nhiệt độ từ 20 -30 độC là thích hợp
- Độ ẩm: khoảng 70 -75% là được
- Không khí: Vườn lan nên đặt ở nơi thoáng gió, vì có gió thổi qua sẽ giúp nhiệt độ của vườn lan giảm xuống, tránh được các mầm bệnh ( vì không khí thường xuyên được luôn chuyển). Nhưng gió cũng không được mạnh quá sẽ làm cho cây bị lay gốc, ảnh hưởng tới rễ, cây sẽ khó phát triển, gió mạnh còn làm cho độ ẩm trong vườn giảm mạnh không tốt cho địa lan. Cũng tùy thuộc vào từng vùng khí hậu, khí hậu miền Bắc khác với miền Nam, mà ta có các biện pháp can thiệt thích hợp giúp cho cây lan có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển như dùng lưới che để điều khiển ánh sáng, làm nhà kính để điều khiển nhiệt độ, dùng máy phun sương để điều khiển độ ẩm, dùng quạt  để điều khiển sự thoáng gió.


* Chậu: Có thể sử dụng các loại chậu như chậu gốm, chậu sành, sứ, nhựa để trồng, nhưng chậu phải có khả năng thoát nước tốt, chiều cao phù hợp để rễ cây thoải mái phát triển, đường kính thì tùy thuộc vào mật độ cây trong chậu. Loại lan lá dài, rủ thì chọn chậu cao, loại lá ngắn thì chọn chậu thấp, khóm lan nhiều thân thì chọn chậu có đường kính rộng.
- Vệ sinh chậu: Nếu chậu mới thì chỉ cần rửa qua bằng nước sạch, nếu là chậu đã cũ thì dùng nước xà phòng loãng rửa sạch, sau đó rửa lại bằng nước sạch, rồi úp ngược chậu xuống cho nước chảy ra hết.
* Chuẩn bị cây giống: Nếu là cây đang ở chậu cũ ( thay chậu) khóm có 5 thân thì tách thành các khóm nhỏ, để mỗi khóm 2 thân, cắt bỏ những lá vàng hỏng và cắt bỏ cả những rễ thối. có thể dùng dao sắc để tách hoặc tách bằng tay, khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát  vào phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quyết sơn vào. Quá trình này nhằm giúp cho địa lan tránh được các mầm bệnh sau này, sau khi bôi sơn xong cho cây thì để cây vào chỗ mát chờ đến lúc khô sơn.
- Nếu cây vừa mới mua hoặc được cho mà khóm cây vẫn còn nguyên chậu thì tách như trên, nếu là tách từ 1 -2 thân từ khóm thì phải sát trùng và làm khô vết tách ngay lập tức, thao tác vẫn làm như trên.
* Chất trồng: chất trồng được chia làm ba phần:
- Phần lót đặt dưới đáy chậu có tác dụng làm thoát nước tốt, có thể sử dụng xốp, gạch vụn, than xỉ..
- Phần chất trồng chính: Phần này có tác tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây, toàn bộ rễ cây lan sẽ nằm ở phần này. Phần này có thể dùng đất bùn ao phơi khô hay hỗn hợp: cát đen + xỉ than, cát đen + mùn lá cây + xỉ than...
- Phần che phủ: phần này nằm trên mặt chậu, có tác dụng che chắn cho phần chất trồng chính tránh khỏi sự sói mòn, giữ ẩm cho bên trong chậu, phần này có thể dùng xỉ than, rêu nước...
- Chất trồng nếu là hỗn hợp xỉ than + cát đen: Xỉ than đem đập vụn, vụ to nhất cỡ 1 - 1,5cm, sau đó trộn với cát đen ẩm theo tỉ lệ 60% xỉ + 40% cát. Phần che phủ thì dùng rêu nước hoặc xỉ than đập nhỏ mảnh khoảng 1cm, có thể dùng thêm một số phụ kiện khác như que tre, dây buộc ( dùng dây điện thoại rất tốt).


Tiến hành trồng:
+ Bước 1: những nhánh lan đã được tách thì dùng vòi nước phun để rử sạch, rồi xếp lần lượt vào rổ, khi xếp vào rổ thì nên đánh dấu, tránh khỏi việc nhầm lẫn ( khi thao tác tránh không làm hỏng rễ)
+ Bước 2:  Ta cho phần lót vào đáy chậu trước, cho dày khoảng 5 -7cm tùy thuộc vào chiều cao của chậu
+ Bước 3: Sau đó cho chất trồng chính vào chậu lần lượt như sau:
Nếu chất trồng chính là bùn ao khô: thì những cục to ta cho xuống dưới, những cục nhỏ để nên trên, tạm dừng lại khi cảm nhận thấy khi đặt  khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu, và rễ chạm tới chất trồng. Tiếp đến xếp các khóm lan vào chậu sao cho quay các thân già vào giữa chậu, các thân non hướng ra ngoài miệng chậu, làm như thế thì bụi lan sẽ ở giữa chậu,còn các cây non sẽ hướng ra ngoài mép chậu. Sau đó dùng một tay giữ bụi lan, (có thể dùng que tre, dây buộc để định vị các khóm lan) tay còn lại lấp đất vao theo nguyên tắc đất to xuống trước, đất nhỏ lên trên, tói khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây thì thôi.
. Nếu là hỗn hợp xỉ + cát:
- Cho chất trồng vào chậu và tạm dừng lại khi cảm thấy nếu đặt khóm lan vào chậu thì thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ dàng chạm chất trồng.

- Xếp các khóm lan vào chậu sao cho thật cân đối, nên xoay các thân già hướng vào tâm chậu, các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như thế thì bụi lan sẽ ở giữa, còn các cây non sẽ hướng ra mép chậu. Sau đó một tay giữ bụi cây, một tay lấp chất trồng vào cho tới khi chất trồng phủ kín 1/3 thân cây là được, khi cho chất trồng vào chậu thi thoảng lấy 2  tay gõ vào chậu cho chất trồng xuống được nhiều hơn.
+ Bước 4: Sau khi cho hết chất trồng chính vào chậu thì ta phủ phần che phủ lên bề mặt, chỉ cần phủ một lớp mỏng rêu nước hay vụn xỉ than lên bề mặt sao cho thân cây lan vẫn phải hở một phần trên lớp che phủ.

+ Bước 5: nếu như chất trồng là bùn ao, sau khi trồng địa lan xong thì tưới đẫm nước cho chất trồng, và dùng bình xịt để rửa cho toàn bộ lá của địa lan.
+ Bước 6: sau khi trồng và tưới nước xong thì ta đem để các chậu địa lan vào chỗ dâm mát.

* Lưu ý: - nên sử dụng các chậu cao để có thể tăng phần chất trồng chính trong chậu

- Có thể trồng địa lan vào bất cứ mùa nào trong năm nếu như thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên trồng vào mùa xuân tháng 2 - 3 âm lịch là thích hợp nhất, và không nên bón lót bất cứ một loại phân nào khi trồng.

3. Cách chăm sóc cho địa lan
- Tưới nước: tùy vào điều kiên khí hậu mà ta cung cấp đủ lượng nước để địa lan phát triển tốt. Nếu thiếu nước thì lan sẽ kém phát triển, còn nếu tưới nước quá nhiều sẽ dẫn đến ngập úng, cây sẽ chết. Vào những ngày nóng, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới nước 2lần/ ngày, vào những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới mà còn phải che mưa cho cây, đối với những vườn lan thoáng gió thì nên tưới nước nhiều lần trong ngày để đảm bảo cho cây có đủ độ ẩm để phát triển.

- Phân bón: phân bón gồm có 2 loại là phân vô cơ (các loại phân đã chế biến sẵn cho lan) và phân hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương...ít nhất 1 năm ). Tuy nhiên địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu như chất trồng chính đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)..), thì cũng không cần bón thêm phân. Nếu chất trồng là đất bùn ao phơi khô thì trồng địa lan 2 năm cũng không cần bón thêm phân mà cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Nhưng đất bùn ao phải là loại có nhiều mùn lá cây, loại đất thịt hoặc đất sét, vì loại này ít bị sói mòn. Đối với những chất trồng không chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây thì cần phải bón thêm phân cho cây. Địa lan cũng là giống không cần quá nhiều phân nên không cần bón quá nhiều hay bón quá đặc, chỉ cần tuần bón phân 1 lần và phải thật loãng là được, với phân hữu cơ thì 1/10 hay 1/20 là được. 
- Ánh sáng: Địa lan không chịu được ánh sáng trực tiếp mà nó thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hoặc qua các tán cây khoảng 50% là vừa

- Nhiệt độ: Địa lan là giống hoa không chịu được nóng mà chịu được rét nên nhiệt độ bình thường để cây phát triển là từ 20 - 30 độ C, đối với những hôm trời nóng phải dùng các biện pháp để hạ nhiệt cho vườn lan như dùng quạt gió, phun sương, điều hòa...

- Giống: Chọn giống lan đem trồng thì nên chọn những giống tốt, không mắc sâu bệnh.
- Không khí: không khí có ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây, khi không khí được luôn chuyển tốt thì sẽ giúp cho quá trình quang hợp của lan được tốt, đồng thời cũng giúp cho cây địa lan phòng tránh được bệnh hại.

Địa lan là giống hoa mà được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và săn lùng nhiều, nhất là vào các dịp tết. Tuy nhiên cách trồng và chăm sóc địa lan cũng không phải là đơn giản, cho nên các bạn cần thực hiện theo đúng quy trình, và thường xuyên quan sát các hiện tượng để nếu có gặp vấn đề gì thì còn xử lý kịp thời. chúc tất cả các bạn trồng được những vườn địa lan, chậu lan nở hoa theo mong muốn.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chăm sóc lan trầm tím nở hoa đúng dịp tết

CÁCH CHĂM SÓC LAN KIM ĐIỆP VÀNG

10 giống hoa lan bất thường trông giống mặt khỉ và các loài động vật khác