Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn
Ảnh: internet |
Đã là hoa phong lan thì giống hoa nào cũng đẹp, bên cạnh những giống hoa lan dễ trồng và phổ biến thì cũng có những giống lan đẹp, quý hiếm đang dần đi vao tuyệt chủng như lan hoàng thao kèn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn cũng cần thực hiện đúng quy trình thì cây mới có khả năng sống sót và phát triển được.
Ảnh: internet |
Hiện nay, giống lan hoàng thảo kèn ngày càng hiếm, việc chăm sóc không đúng cách làm cho lan chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao. Chính vì vậy việc trồng và chăm sóc phải được thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Mời các bạn cùng tham khảo khảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn dưới đây.
Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn
- Cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh giá, còn miền nam thì áp dụng phương pháp cắt nước ép cây giống như trồng lan phi điệp.
- Thời điểm tốt nhất để trồng hoàng thỏa kèn là từ tháng 12 - 3 âm lịch năm sau.
- Sử lý giống: khi cây mới được đêm về thì mang đi cắt rễ cho gọn, sau đó treo lên cho que với môi trường, và chưa cần phải tươi nước.
- Giá thể: Nên dùng phương pháp ghép gỗ lũa, gỗ thì nên cắt khúc và bỏ vỏ, khi ghép xong thì treo lên cao, nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp (vì hoàng thảo kèn không chịu được ánh sáng trực tiếp)
- Cách ghép: Lan mới mang từ rừng về, trước khi đem ghép thì nên cắt bỏ rễ chỉ để cách gốc chừng 2cm là được, về nếu không cắt rễ sẽ dẫn đến rễ bị thối, gây ảnh hướng đến phát triển của cây. Rễ mới sẽ mọc ra từ gốc thân non của cây chứ không phải mọc ra từ gốc thân mẹ mua về.
- Khi ghép lan thì nên ghép sao cho thân hướng ngọn lên trên, tiếp theo ghim hay kẹp gốc chặt vào giá thể.
Ảnh: internet |
2. Cách chăm sóc
- Khi lan mới đem ở rừng về mà đang có nụ thì chưa vội ghép, hãy cứ treo ngược lên 2 ngày, không tưới nước, không bón phân. Sau đó cắt rễ cách gốc 2cm rồi mới đem ghép, tuần tưới nước 2 lần cho ẩm gốc, nếu như gặp trời mua phùn thì không cần phải tưới nước.
- Tưới nước: căn cứ vào từng loại giá thể và tình hình thời tiết mà có chế độ tưới nước cho phù hơp. Thông thường thì không nên để gốc lan chịu ẩm quá 6 - 8 tiếng trong một ngày (trừ mùa mưa, nước mưa tuy rất tốt nhưng nếu mưa nhiều thì phải phun thuốc phòng chống bệnh thối nhũn nhiều hơn)
- Bón phân: Mùa tăng trưởng phát triển của lan là sau mùa hoa, chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên, lúc này dùng phân bón NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 hàng tuần, pha loãng hơn liều lượng trên trai để phun, thỉnh thoảng cũng bổ sung thêm B1.
- Phòng ngừa sâu bệnh:
+ Người trồng lan cẩn lưu ý kiểm tra xem cây có bị sâu, họ hại hay không để phòng trừ kịp thời.
+ Bệnh: vào mùa hè thì hoàng thỏa ken hay bị nhiễm một số bệnh như thắt gốc, thối nón, đốm lá, vàng lá, thối nhũn do mùa này thời tiết o bức, mưa nắng thất thường, Trời vừa mưa to lan vừa bị ướt sũng mà lại nắng gắt luôn thì lan không thể thích nghi kịp thời nên phải để lan ra chỗ thoáng gió, gió lùa mạnh, và tránh ánh nắng. Ở thời kỳ này nên phun thuốc chống thối 2 - 3lần/tháng bằng thuốc trừ nấm như ridomil.
Xem và ủng hộ thông tắc chậu rửa nếu cửa nhà bạn bị hỏng nhé
Xem và ủng hộ thông tắc chậu rửa nếu cửa nhà bạn bị hỏng nhé
- Vào mùa đông là giai đoạn để lan nghỉ ngơi nên chỉ khi thấy cây bị teo , héo thì mới tưới nước. Đến đầu thời kỳ lập xuân ( cuối tiết đại hàn đầu tiết lập xuân) thì bón thêm phân kích hoa 10-30-10 đến khi cây nhú nụ thì thôi
Hoàng thỏa kèn là giống hoa đẹp và quý hiếm, đòi hỏi quy trình chăm sóc nghiêm ngắt, nên trước khi trồng các bạn nên tham khảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo kèn. Việc tham khảo các bạn có thể linh hoạt tham khảo nhiều nơi để có cách chăm sóc cho phù hợp. Chúc tất cả các bạn thành công.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc lan Vanda
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc lan Vanda
Nhận xét
Đăng nhận xét