kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến
Ảnh: internet |
Nói tới hoa phong lan người ta sẽ nghĩ ngay đến loài hoa có vẻ đẹp kiêu sa, kiều diễm. Giống như những loài lan khác, lan hải yến cũng là loại phong lan rừng được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù giống hoa này rất dễ trồng và chăm sóc nhưng chúng ta cũng nên xem qua về kỹ thuật trồng và chăm soc lan hải yến.
Lan hải yến thường phân bố ở khu vực Đông Nam Á, có mùi thơm dịu nhẹ, đặc điểm sinh trưởng tốt, không đòi hỏi khắt khe về điều kiện sống, chỉ cần chiếu đủ sáng, tưới đủ nước, bón phân đủ là cây phát triển tốt. Thân cây lan hải yến nhỏ hơn lan ngọc điểm, lá xanh mướt, xếp so le với mật độ dày và cong đều xuống dưới. Hoa có màu trắng nhưng trên đầu cánh hoa thì có màu tím xanh, hoa mọc thành chùm dài và thẳng đứng, khá lớn so với hình dáng của cây. Sau đây mời các bạn cùng đi vào phần kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến để có thể nắm bắt quy trình trước khi tiến hành trồng lan.
1. Ánh Sáng
- Lan hải yến là loài ưa ánh sáng nên luôn bố trí treo hải yến ở nơi có nhiều ánh sáng khoảng 60%
2. Nhiệt độ và độ ẩm
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho lan hải yến phát triển là 20 -25độC
- Độ ẩm: Lan hải yến sinh trưởng phát triển tốt ở độ ẩm 40% - 70%, thời tiết hanh khô chút cũng được.
3. Tưới nước
- Tưới nước 2 lần /ngày, buổi sáng tưới trước 8h, buổi chiều tưới sau 17h
- Dùng nước mưa, nước cất làm nước tưới, có thể dùng nước máy có độ PH 7,5 hoặc thấp hơn cũng được.
- Không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm cây ngập úng thối rễ và chết
4. Phân bón
- Lan hải yến thích hợp với các loại phân bón lá
- Bón phân NPK 20-10-20 theo định kỳ 7 ngày tưới 1 lần, pha theo tỉ lệ 1/2 muỗng cafe pha với 4 lít nước máy, nếu sử dụng nước mưa hoặc nước cất thì pha thêm 10% nước máy để cung cấp thêm canxi và magiê cho lan.
- Khi lan ra hoa thì bón phân 901 đầu trâu.
- Khi lan ra hoa thì bón phân 901 đầu trâu.
5. Giá Thể
- Lan hải yến không ưa dịch chuyển và thay chậu nhiều lần, cho nên giá thể tốt nhất là dùng than củi, có thể dùng than gỗ hoặc đất nung.
- Muốn có giỏ lan hải yến đẹp thì nên cho nhiều cây vào 1 giỏ để nhìn đẹp hơn, thuận hơn, cân đối hơn, khi ra hoa cũng đẹp hơn.
- Có thể trồng trên gỗ lũa mỏng để dáng nhỏ nhắn của lan được phát huy.
6. Trồng mới và thay chậu
- Khi lan hải yến được hái ở rừng về thường bị mất nước, nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho nên đây không phải là vấn để lớn.
- Khi mang lan từ rừng về, bạn bỏ ra kiểm tra xem có bị dập nát, hỏng chỗ nào không thì cắt bỏ đi
- Rễ cây nếu được cắt bớt đi thì sẽ kích thích mọc thêm rễ mới, sau đó phun thuốc diệt vi trùng và diệt nấm. Đợi lan khô rồi ngâm vào trong dung dịch với liều lượng cho 4 lít nước ấm như sau
+ 1 thìa súp đường vàng
+ 1 thìa cafe phân bón 15 -15 -15 hoặc 30- 10 -10
+ 1 thìa B1
+ 1 viên thuốc ngừa thai họăc 5 giọt superthrive
- Ngâm lan trong 1 giờ và để ráo nước trong vòng 2 tiếng, lấy dây buộc rễ lại rồi treo ngược cây lan lên cho ngọn dốc xuống, làm thế sẽ nhanh ráo nước, tránh được nước đọng nhiều trên kẽ lá, trên ngọn gây thối cây.
- Ngày thứ 2 - 3 vẫn tiếp tục ngâm lan hải yến trong dung dịch như trên để đảm bảo cây và rễ hút đủ nước, không nên ngâm cây qua đêm hoặc khi nhiệt độ xuống thấp 65 độ F hay 18 độ C.
- Trước khi trồng thì ngâm vỏ cây và vật liệu trồng cây trong nước tối thiểu 24h để cho các vật liệu này sẽ không hút hết độ ẩm từ cây.
- Để cho cây không bị lung lay và hư đầu rễ thì dùng que, kẹp để giữ cây.
- Việc thay chậu nên tiến hành vào những tháng đầu của mùa xuân, sử dụng chậu đất sét và 1 lượng giá thể vừa phải, sau khi thay chậu thì giữ cho cây được khô ráo.
7. Phòng ngừa sâu bệnh
- Khi mới trồng lan bạn che mưa 100% cho lan thì bạn có tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần lan bị dính 1 trận mưa vài tiếng là lan sẽ bị thối, vết thối này sẽ lây lan từ cây này sang cây khác và gây thối hỏng cả vườn lan
- Nếu như vườn lan hải yến không được che mưa thì dù có phun thuốc lan vẫn cứ thối.
- Khi lan có hiện tượng thối ( thối do vi khuẩn) thì cần phun hỗn hợp thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin)) và thuốc trị nấm (Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… ) phun ướt đẫm cả giỏ lan, ướt hết cả mặt trên và mặt dưới lá.
- Sau khi phun thuốc xong thì phải che mưa cho lan 2 - 3 ngay, ngừng tưới nước, ngừng bón phân để cho vết bệnh khô hẳn. Nếu phun thuốc vào buổi sáng mà buổi chiều mưa thì cũng không tác dụng gì.
- Khi lan đã trồng được hơn 1 năm thì không cần lo ngại gì nữa, mưa nắng lúc này không còn là vấn đề nữa.
- Tóm lại để phòng ngừa sâu bệnh tốt thì cứ định kỳ 10 - 15 ngày thì phun thuốc diệt vi khuẩn và diệt nấm 1 lần. Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng lan hải yến thì cứ 1 tuần dùng Nano Bạc 1 lần, nửa tháng dùng Agrifos400 1 lần ( nên kết hợp phun bộ đôi trị nấm và trị vi khuẩn là tốt nhất)
- Ngoài ra ta cũng nên diệt trừ côn trùng và sâu gây hại cho lan bằng phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 20 ngày 1 lần
- Cứ 2 tháng thì phun nước vôi trong 1 lần
Lan hải yến là giống lan vừa đẹp lại vừa thơm , bạn nên sưu tầm, tuy nhiên khi trồng và chăm sóc bạn cần chú ý đảm bảo làm theo đúng quy trình hướng dẫn để được những chậu lan như ý muốn. Bạn hãy tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến để có phương pháp đúng. chúc tất cả các bạn thành công.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thủy tiên trắng nở hoa đẹp
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thủy tiên trắng nở hoa đẹp
Nhận xét
Đăng nhận xét